7 bước cần làm trước khi lên xe và làm sao để xe vận hành trơn chu

Làm sao để tiết kiệm nhiên liệu, xe vẫn vận hành trơn tru, bảo vệ động cơ hiệu quả đang rất được cánh tài xế quan tâm. Đừng bỏ qua những chia sẻ của VIETTRUCK dưới đây về cách sử dụng và bảo hành

7 bước cần làm trước khi lên xe và làm sao để xe vận hành trơn chu

 

---------------------------------------------

Trước khi vận hành xe để đảm bảo an toàn cho lái xe cũng như sự bền bỉ cho xe các bạn hãy thực hiện theo 7 bước sau trước khi lên xe

Chúng tôi đưa ra 7 bước sau

1. Kiểm tra toàn bộ các lốp xe

2. Tản nhiệt trước khi bước lên xe

3. Không khởi động máy lạnh ngay khi vào xe

4. Có khoảng chờ cho động cơ khởi động trước khi di chuyển

5. Kiểm tra hệ thống đèn trước khi di chuyển

6. Kiểm tra hệ thống phanh

7. Nhìn bảng thông báo, đặc biệt là hệ thống ký hiệu kiểm soát trạng thái xe

Tiếp theo là các bước bạn phải kiểm tra định kỳ cho xe mà bản thân có thể tự thao tác kiểm tra được

Khi nói về tiết kiệm nhiên liệu và ít hỏng vặt nhất thì phải nhắc đến động cơ của.

Tuy nhiên, để một chiếc xe tải tiết kiệm nhiên liệu đến mức tối đa sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kiểu loại xe, kỹ năng lái xe, cung đường di chuyển, loại nhiên liệu sử dụng, bảo trì bảo dưỡng,...

Kiểm tra xe: Chỉ mất 2p trước khi vận hành xe đã giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí sửa chữa không đáng có.

Kiểm tra động cơ

- Kiểm tra động cơ dưới cabin

• Kiểm tra dây curoa quạt gió, dây curoa máy lạnh, dây curoa dinamo (máy phát điện), dây curoa trợ lực tay lái.

• Thăm nhớt động cơ (dùng vải sạch rút que thăm nhớt lau sạch, ghim vào sát và rút ra lần nữa để kiểm tra, nếu mức nhớt ở giữa 2 vạch là tốt nhất).

• Kiểm tra động cơ, hộp số có bị rò rỉ nhớt không, nước làm mát có ở giữa mức min-max.

• Nhìn tổng quát động cơ xe, két nước giải nhiệt, quạt gió có điều gì bất thường không.

Kiểm tra bên ngoài cabin

- Kiểm tra bên tài xe tải

• Kiểm tra tình trạng lốp, vành mâm, bu lông tắc-kê, áp suất, mảnh sắt vụn, đá nếu dính lên lốp phải loại bỏ ngay.

• Kiểm tra bình ắc quy, bình nhiên liệu xem có còn được cố định chắc chắn không, có biểu hiện lạ không (tùy model xe mà bình điện acquy và bình nhiên liệu có thể ở cùng vị trí hoặc đối diện nhau).

- Kiểm tra phía sau bên tài xe tải

• Kiểm tra tình trạng lốp, vành mâm, bu lông tắc-kê, áp suất, mảnh sắt vụn, đá nếu dính lên lốp phải loại bỏ ngay.

• Kiểm tra cầu sau có bị rò rỉ nhớt không.

• Kiểm tra hệ thống treo (nhíp, phuộc, gối cao su, đĩa nhíp).

• Kiểm tra đèn lái sau xe tải (đèn demi, đèn thắng, đèn xi-nhan).

- Kiểm tra phía sau bên phụ xe tải

• Kiểm tra tình trạng lốp, vành mâm, bu lông tắc-kê, áp suất, mảnh sắt vụn, đá nếu dính lên lốp phải loại bỏ ngay.

- Kiểm tra bên phụ xe tải

• Kiểm tra tình trạng lốp, vành mâm, bu lông tắc-kê, áp suất, mảnh sắt vụn, đá nếu dính lên lốp phải loại bỏ ngay.

• Kiểm tra lọc gió bô-e có che đậy chắc chắn chưa.

• Kiểm tra bình nước làm mát động cơ có đang ở mức cho phép (min-max) không.

- Kiểm tra phía trước xe tải

• Kiểm tra kính chắn gió có bị trầy, nứt vỡ, ố màu không.

• Kiểm tra gạt nước mưa và loại bỏ các bụi bẩn, đất cát bám trên gạt nước.

• Kiểm tra kính chiếu hậu có bị nới lỏng, nguyên vẹn không.

• Kiểm tra đèn pha cos, xi-nhan, đèn cản (nếu có).

Kiểm tra trong cabin

- Kiểm tra trong cabin xe tải

• Kiểm tra tổng quan nội thất trong xe có điều gì bất thường không.

• Kiểm tra dầu phanh (thắng), phanh tay.

• Khởi động động cơ và kiểm tra, cảm nhận sự hoạt động, tiếng động cơ.