Sắp tái giảm 50% phí trước bạ xe ô tô lắp ráp

Do tình hình dịch covid diễn biến phức tạp gây khó khăn cho người lao động cũng như lái xe ô tô xe tải chính phủ yêu cầu bộ tài chính xem xét về mức thu phí trước bạ xe ô tô lắp ráp được giảm 50% đã hết hạn tháng 12 năm 2020 tiếp tục áp dụng từ tháng 9 2021 và nửa đầu năm 2020

Sắp tái giảm 50% phí trước bạ xe ô tô lắp ráp

----------------------------------------------------

sau khi Văn phòng Chính phủ nhận được công văn số 45/2021/CV-TCM của công ty Cổ phần Thành Công Motor Việt Nam (TC Motor) kiến nghị tái áp dụng quy định mức thu lệ phí trước bạ giảm 50% đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Đầu tháng 8, UBND tỉnh Ninh Bình, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng cho phép gia hạn chương trình ưu đãi thuế đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước cho giai đoạn từ sau năm 2022.

Đồng thời, cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thị đặc biệt đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước trong một khoảng thời gian phù hợp, tùy theo diễn biến của dịch bệnh. Bên cạnh đó, đề nghị tiếp tục giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ôtô nội địa. Ngoài các chính sách ngắn hạn, cần phải có biện pháp dài hạn để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước.

Được biết, trong năm 2020, nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đối với ngành sản xuất ô tô trong nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP, theo đó quy định giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020. Nghị định này đã hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2021. Ước tính của Bộ Tài chính, tổng số lệ phí ước giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 3.700 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau khi tổng kết việc thực hiện Nghị định số 70/2020/NĐ-CP, nhờ việc giảm 50% phí trước bạ cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng cuối năm, số thuế, phí của doanh nghiệp ôtô đóng góp vào ngân sách tăng khoảng 11.200 tỷ đồng. Có thể thấy chính sách đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, kích thích nhu cầu mua xe ô tô của các tổ chức, cá nhân; đồng thời góp phần ổn định nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19.