Tại sao xe tải lắp ráp tại Việt Nam chất lượng thường kém hơn xe nhập?

Xe tải lắp ráp ở Việt Nam thường bị mang tiếng là chất lượng kém, vậy thực sự nguyên nhân tại sao lại xảy ra vấn đề chất lượng xe lắp ráp kém như vậy, có phải vì tay nghề thợ của Việt Nam kém hơn nước ngoài? hay máy móc của Việt Nam thô sơ hơn hơn?

Tại sao xe tải lắp ráp tại Việt Nam chất lượng thường kém hơn xe nhập?

.................................................................

như chúng ta thấy, xe tải lắp ráp ở Việt Nam có rất nhiều hãng như xe tải cửu long, xe tải trường hải, xe tải hoa mai, xe tải chiến thắng, xe tải Việt Trung, xe tải trường giang, xe tải  JAc, xe thải Isuzu, xe tải hino, xe tải Hyundai, xe tải Veam, xe tải Vĩnh Phát......

đương nhiên trong đó thì những hãng xe nhật bản và hàn quốc như Hyundai, Hino, Isuzu thì chúng ta thấy chất lượng vẫn rất tốt, chỉ có kém hơn so với sản phẩm nội địa còn vẫn đạt chuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế. Thưc tế chúng ta so sánh Xe hino XZU nhập từ indo và XZU lắp ráp ở Việt Nam thì xe Việt Nam còn có chất lượng cũng như option tốt hơn như vậy loại trừ khả năng do tay nghề của thợ Việt Nam

Vấn đề dây truyền lắp ráp thì sao thực tế bản thân tôi đã từng đi thăm các nhà máy cứu long, chiến thắng, jac, hino, trường hải và Isuzu thì thấy: những máy móc phục vụ cho việc lắp ráp đều là những máy móc đơn giản, do chỉ là lắp ráp không phải gia công, và các nhà máy đều có dây chuyền đồng bộ duy chỉ có dây truyền sơn là ít nhà máy có, dây truyền sơn tĩnh điện trong đó cửu long, chiến thắng lại có. như vậy có thể thấy vấn đề công nghệ kỹ thuật không phải là vấn đề  gây lên hiện tượng xe kém chất lượng.

có một câu hỏi nữa không ai không biết: hiện tại xe tải trường hải đang thống lĩnh thị trương Việt Nam, mặc dù có xuất xứ trung quốc và linh kiện của trường hải cũng chỉ thuộc dòng trung cấp của bên trung quốc, với các thương hiệu như  forland, forton, ollin, tower vậy tại sao xe tải trường hải lại chiếm lĩnh được mọi người ưa chuộng vậy.

Quá trình lắp ráp không đòi  hỏi hàm lượng công nghệ cao

Mà vấn đề thực sự ở đây chính là nguồn chất lượng linh kiện và khâu quản lý việc nhập khẩu linh kiện, lắp ráp mới là yếu tố quyết định lên chất lượng xe nhất là những chiếc xe euro 4

Thực sự ở Việt Nam vẫn còn hiện tượng các nhà máy tự lên thiết kế và tự nhập các linh kiện khác nhau về, nhất là nhập từ trung quốc là thị trường nguồn phụ tùng rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại cũng như giá thành (giá nào cũng có), và chính khẩu quản lý việc nhập khẩu không tốt dẫn đến việc chất lượng sản phẩm không tốt.

SỰ ĐỒNG BỘ CỦA MỘT CHIẾC XE TẢI - BẠN CÓ QUAN TÂM?

Một chiếc xe tải được tạo thành bởi hàng ngàn chi tiết, hàng trăm nhà sản xuất, cung cấp linh kiện khắp thế giới.

 Mỗi chiếc xe tải của mỗi thương hiệu xe cần có một "Bộ não hãng". Đó là từ một nhà SX gốc, một nhà thiết kế gốc, một người nắm giữ công nghệ gốc... để kết nối, kiểm tra, chứng nhận, chuyển giao, xuất đi theo dạng CBU, CKD. Đó là sự đồng bộ 100%, sự hoàn hảo của một chiếc xe.

Mỗi chiếc xe tải Euro 4 cần có một Hộp đen (ECU) - là "Bộ não của xe". Bộ não này cần nhận và phát tín hiệu điều khiển lên toàn xe. Tín hiệu kém, không khớp, nhiều nguồn cung rời và không bởi "Bộ não hãng" thì "Bộ não xe" sẽ bị liệt, sẽ phá từ từ và dẫn tới linh kiện "rời" nhau ra.

Mỗi chiếc xe tải chuẩn Euro 4 là thảm họa nếu dùng tư duy Euro 2 trở xuống. Dù "Bộ não xe" có kết nối hay không thì một số hãng xe vẫn cứ mua và lắp động cơ, hộp số, cầu xe, khung gầm, dây điện... mà không cần phải được cung cấp từ một "Bộ não hãng".

Vậy, bạn có quan tâm mình đang dùng xe tải Euro 4 có một "Bộ não xe" được cấp bởi một "Bộ não hãng" nào không?

 Vậy, bạn có quan tâm có bao nhiêu hãng xe tải tại Việt Nam được lắp ráp từ sự đồng bộ 100%

Như tôi được Biết thì hiện tại ở Việt Nam ngoài trường hải còn có Jac, và Isuzu Vĩnh phát là nguồn linh kiện đồng bộ nhất đương nhiên phải loại trừ các dòng xe tải có xuất xứ từ nhật bản và hàn quốc như isuzu, hino và hyundai....